Trương Quốc Vinh (Leslie Cheung Kwok-wing) từng nói với tờ Post rằng sự nghiệp diễn xuất của anh chỉ đơn giản là một “phần thưởng” tiếp nối thành công của Canto-pop nhưng thực tế anh lại cho thấy mình cực kỳ giỏi trong lĩnh vực này.

Mặc dù không phải là một diễn viên được đào tạo bài bản, nhưng Trương Quốc Vinh rất tự nhiên trước ống kính và diễn xuất với chiều sâu và cường độ của một diễn viên chuyên nghiệp.

“Trương Quốc Vinh đã dồn hết tâm huyết vào từng màn trình diễn, tận dụng mọi cái nhíu mày và nụ cười để định hình nhân vật của mình” – theo ghi chú của Kho lưu trữ phim Hong Kong (Trung Quốc).

(Bài đăng Chủ nhật) Một Trương Quốc Vinh mang tâm lý phụ nữ trong "Bá vương biệt cơ" - Ảnh 1.

Cùng tìm hiểu sâu hơn về các màn trình diễn của Trương Quốc Vinh trong kiệt tác điện ảnh Bá vương biệt cơ (Farewell My Concubine) của đạo diễn lừng danh Trần Khải Ca.

“Về mặt tâm lý, Trương Quốc Vinh là phụ nữ”

Bá vương biệt cơ – bộ phim đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1993 – là một tác phẩm kinh điển của điện ảnh thế giới và phần lớn thành quả đó là nhờ vào diễn xuất đáng kinh ngạc của Trương Quốc Vinh.

Trong vai Trình Điệp Y, một diễn viên nam đóng vai nữ trong Kinh kịch, cung bậc cảm xúc của Trương Quốc Vinh trên màn ảnh trải dài từ tình yêu đến hận thù, sự ve vãn, lòng dũng cảm, sự ngây thơ, đam mê và ghen tuông.

(Bài đăng Chủ nhật) Một Trương Quốc Vinh mang tâm lý phụ nữ trong "Bá vương biệt cơ" - Ảnh 2.

Khi nói về Trương Quốc Vinh với tờ Post hồi năm 1993, đạo diễn Trần Khải Ca nhận định:

“Trương Quốc Vinh là một diễn viên rất, rất giỏi. Chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều và tôi nghĩ anh ấy đã làm hết sức mình.

Nhân vật của Trương Quốc Vinh trong phim rất nhạy cảm – có thể là quá nhạy cảm – ngây thơ, trong sáng.

Về mặt thể chất, bạn có thể nói Trương Quốc Vinh là đàn ông nhưng về mặt tâm lý, có lẽ anh ấy là phụ nữ”.

Phim Bá vương biệt cơ được Trần Khải Ca dàn dựng dựa trên tiểu thuyết của Lý Bích Hoa và được nhà sản xuất Từ Phong mang đến cho đạo diễn Trần.

Câu chuyện, được Trần Khải Ca viết lại, kết hợp một mối tình tay ba đầy ghen tuông với những biến động lớn của Trung Quốc trong thế kỷ 20, qua đó thể hiện chủ đề chính của bộ phim: tình yêu nghệ thuật, nỗi ám ảnh và sự phản bội.

Đây là bộ phim đầu tiên ở Trung Quốc hiện đại kể về một câu chuyện tình yêu đồng tính.

(Bài đăng Chủ nhật) Một Trương Quốc Vinh mang tâm lý phụ nữ trong "Bá vương biệt cơ" - Ảnh 3.

Bộ phim kể về sự cống hiến của kép hát Trình Điệp Y đối với tinh hoa của nghệ thuật dân tộc, chứa đựng nội hàm văn hóa sâu sắc, khí thế hào hùng, cảm xúc mạnh mẽ, cốt truyện chi tiết và sâu sắc.

Nhân vật của Trương Quốc Vinh có tình cảm lãng mạn với Đoàn Tiểu Lâu  (Trương Phong Nghị) – người bạn đã sát cánh cùng anh trong kép hát từ thời nhỏ.

Rắc rối nảy sinh khi Cúc Tiên (Củng Lợi), một gái mại dâm tại nhà thổ mà Tiểu Lâu thường lui tới, thuyết phục anh kết hôn với cô. Sự tuyệt vọng và ghen tuông cay độc của Trình Điệp Y khi mất đi người tình đã hủy hoại cuộc sống của họ.

Đạo diễn Trần Khải Ca đặt nỗi đau khổ cay đắng của Trình Điệp Y vào các sự kiện lịch sử lớn của thế kỷ 20 ở Trung Quốc và cho thấy cách chúng tác động đến cuộc sống của bộ ba.

Trương Quốc Vinh không phải là lựa chọn đầu tiên

Đáng nói, Trương Quốc Vinh đã biến vai diễn thành của riêng mình, và không thể tưởng tượng được bất kỳ ai khác có thể thể hiện sự pha trộn nguy hiểm giữa sự tinh tế, nhạy cảm và sự cay độc tài tình được như anh.

(Bài đăng Chủ nhật) Một Trương Quốc Vinh mang tâm lý phụ nữ trong "Bá vương biệt cơ" - Ảnh 4.

Thật kỳ lạ, đạo diễn và nhà sản xuất ban đầu đã thảo luận về vai diễn này với siêu sao võ thuật Thành Long, người rất quan tâm nhưng cuối cùng lại cảm thấy một câu chuyện về người đồng tính sẽ không tốt cho hình ảnh của mình (được biết, Thành Long rất thích bộ phim đã hoàn thành).

Và thực tế là nhà văn Lý Bích Hoa đã “nhắm” đến Trương Quốc Vinh và tuyên bố rằng nếu không phải là anh vào vai Trình Điệp Y thì bà sẽ không để tiểu thuyết của mình được dựng thành phim.

Riêng Trương Quốc Vinh thì cho rằng, mình không đủ đẹp để diễn một Trình Điệp Y được miêu tả trong tiểu thuyết (nhân vật Trình Điệp Y được Viên đại nhân ngợi ca trong tiểu thuyết với những câu: “Một nụ cười đem đến cả mùa xuân. Một giọt lệ làm đen tối đất trời… Chỉ có nàng, chỉ có nàng mới có được vẻ đẹp nhường ấy…”).

Đến năm 1991, ứng cử viên hàng đầu cho vai Trình Điệp Y là nam diễn viên Tôn Long. Tuy nhiên, do một số vấn đề, cuối cùng vai diễn này không được giao cho anh.

Về sau, Từ Phong cho biết bà cảm thấy vẻ đẹp cứng cỏi của Tôn Long không phù hợp với nhân vật Trình Điệp Y. Trần Khải Ca sau đó đã đề cử nam diễn viên Lôi Hán, nhưng anh lại không qua được vòng phỏng vấn (mặc dù sau này vẫn tham gia bộ phim với vai người học trò của Trình Điệp Y).

(Bài đăng Chủ nhật) Một Trương Quốc Vinh mang tâm lý phụ nữ trong "Bá vương biệt cơ" - Ảnh 6.

Cho đến một ngày, một người bạn ở Hong Kong gởi đến cho Trần Khải Ca tờ tạp chí City Magazine (số kỷ niệm 15 năm phát hành – 1991). Trên trang bìa là hình ảnh Trương Quốc Vinh trong trang phục vai Đán của vở Kinh kịch Kỳ song hội, với một dòng nhắn: “Khải Ca, liệu anh có bị mê hoặc?”.

Chính bức ảnh này đã khiến Trần Khải Ca quyết định giao vai Trình Điệp Y cho Trương Quốc Vinh.

Trương Quốc Vinh lúc đó là người đã bắt đầu quan tâm đến việc làm những bộ phim nghiêm túc và anh đã đảm nhận vai diễn này nhưng từng thừa nhận rằng nếu có vai diễn này sớm hơn anh cũng không thể đảm nhận vì vì khía cạnh đồng tính của nó sẽ ảnh hưởng đến “hình ảnh công chúng” của anh với tư cách là một ngôi sao Cantopop (pop tiếng Quảng Đông).

“Giờ tôi là một diễn viên chuyên nghiệp và là một diễn viên nghiêm túc, vì vậy tôi có đủ can đảm để đảm nhận vai diễn này” – Trương Quốc Vinh đã nói trong một bộ phim tài liệu về quá trình làm phim vào thời điểm đó.

(Bài đăng Chủ nhật) Một Trương Quốc Vinh mang tâm lý phụ nữ trong "Bá vương biệt cơ" - Ảnh 7.

Khi nhận vai diễn, Trương Quốc Vinh đã đến Bắc Kinh 6 tháng để học Kinh kịch. Đây cũng là lần đầu tiên một diễn viên của đặc khu Hong Kong được mời vào một phim của Trung Quốc đại lục.

Trương Quốc Vinh đã thể hiện hiệu quả trong các màn trình diễn, mặc dù anh đã nói rằng mình đã không nắm bắt chính xác các sắc thái của loại hình nghệ thuật này.

Tác phẩm cũng được coi là một trong những bộ phim Trung Quốc hay nhất mọi thời đại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *